Trà đạo (hay thưởng trà) là những ngôn từ mĩ miều dành cho những ai có đam mê về trà. Có khá nhiều nguyên tắc cho nghệ thuật thưởng trà. Đòi hỏi người thưởng thức cần nắm rõ và am hiểu để không làm mất đi văn hóa trà đạo.
Tóm tắt nội dung
Trà đạo và văn hóa uống trà của người Việt
Trà đạo, văn hóa uống trà của người Việt có từ bao giờ?
Trong văn hóa người Việt, uống trà đã có từ lâu đời, không thể biết rõ thời điểm hình thành trà đạo Việt. Trà đạo được hiểu một cách ngắn gọn là vừa uống trà vừa đàm đạo. Từ thời xa xưa ông cha ta đã bắt đầu hàn thuyên với nhau bằng những ngụm trà dân dã, mộc mạc. Kể từ đó, nét văn hóa này được lưu giữ ngày qua ngày. Nó nhanh chóng trở thành thói quen gắn liền với đời sống của người Việt.

Từ việc đơn giản uống trà rôi chuyển sang cách pha và uống trà, rồi nghi thức thưởng thức trà cho đến khi đúc kết thành trà đạo, đây là một tiến trình không ngừng nghỉ, một môn nghệ thuật sống. Trà đạo Việt Nam mang trong mình những nét của riêng mình, không quá cầu kì như trà đạo Nhật Bản những vẫn đầy tinh tế, vẫn có nét nào đó bình dị, gần gũi của văn hóa người Việt.
Những vùng trà và loại trà nổi tiếng Việt Nam
Đất nước Việt Nam tươi đẹp được thiên nhiên ưu ái với những vùng đồi với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu để có thể trồng ra những cây trà tươi ngon, đậm vị, làm nên tên tuổi trà đạo Việt. Mỗi vùng lại nổi tiếng với một lọai chè với những đắc tính khác nhau.
- Trà Thái Nguyên: Nó nổi tiếng đến độ mà nhiều người ví von rằng ‘chè Thái, gái Tuyên’. Với ý nghĩa là uống trà ngon thì phải uống trà Thái Nguyên. Còn muốn gặp phụ nữ đẹp thì phải ghé qua Tuyên Quang. Trà xanh của Thái Nguyên không chỉ nổi tiếng khắp bốn phương. Mà còn là niềm tự hào của người dân nơi đây. Khi ghé qua Thái Nguyên bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những tấm biển đề chữ “Đệ Nhất Danh Trà”. Một biểu tượng vừa là niềm tự hào vừa là lời khẳng định cho chất lượng chè của Thái Nguyên.

Nói đến trà Thái Nguyên không thể không kể đến trà Tân Cương. Chè búp Tân Cương có màu xanh đen, xoăn chặt, cánh chè gọn nhỏ, trên bề mặt cánh chè có nhiều phấn trắng. Nước trà rất trong, xanh, vàng nhạt, sánh. Nước chè có vị chát ngọt, dễ dịu, hài hòa, có hậu, gần như không cảm nhận có vị đắng. Mùi chè thơm ngọt, dễ chịu. Ngoài ra, Thái Nguyên còn nổi tiếng với 3 vùng trà ngon không kém là trà La Bằng, trà Trại Cài và Trà Khe Cốc.
- Bảo Lộc (Lâm Đồng: Vùng đất bazan màu mỡ với khí hậu trên cao mát mẻ quanh năm đã tạo điều kiện để những cây trà phát triển. Vơi hương vị đậm đà đặc biệt mà khó loại trà nào có được. Đặc biệt nổi tiếng với trà Ô Long.
- Trà Sen Hồ Tây: Hà nội không phải là vung trồng chè nhưng lại rất nổi tiếng với trà sen Hồ Tây. Từ những cây trà nhất là Trà vùng Tân Cương Thái Nguyên, thông qua bàn tay các nghệ nhân đã tạo thành những cánh trà cao cấp như búp tôm, trà móc câu cao cấp… Bằng những cánh trà mạn đó, dân ta đã nghĩ ra cách thức sao ướp với những bông sen vùng Hồ Tây để tạo nên một thượng phẩm đặc biệt là Trà ướp Sen Tây Hồ.

- Trà Shan Tuyết: Vùng núi Tây Bắc nước ta nổi tiếng với nhiều thương hiệu trà như trà Mộc Châu,… nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến trà Shan Tuyết. Những cây trà cổ thụ có thể cao tới vài mét. mọc ở khu vực có độ cao trên 1000m so với mực nước biển, mây mù bao phủ quanh năm. Sự chênh lệnh nhiệt đồ ngày và đêm cùng điều kiện thổ nhưỡng đã tạo nên trà Shan Tuyết với chất lượng tuyệt hảo.

Cái tên trà Shan Tuyết bắt nguồn từ lớp lông mao trắng tinh khôi trên búp trà. Cũng vì những búp trà tuyết trắng hoàn toàn mà được gọi là Bạch Trà. Khi pha ra, màu trà trong sáng tự nhiên, thường trắng vàng hoặc vàng màu mặt ong (do ảnh hưởng của người làm trà hoặc cách pha) nhưng chủ đạo vẫn là màu trắng. Nếu bạn nhìn kỹ có thể thấy lớp lông mao nhỏ li ti trong nước. Hương trà thơm mùi cỏ sớm, cảm giác ngọt thanh, mát lại hơi ngai ngái. Vị trà chát chứ không hề đắng. Khi uống vào đến nước thứ 3 cảm thấy dính dính ở cổ, sau đó ngọt dần.
Cách uống trà mộc mạc của người Việt
Phong cách thưởng trà của người Việt mang những nét bình dị, mộc mạc, gần gũi, chứa đựng nhiều tình nghĩa thân thương giữa những người anh em họ hàng, bạn bè thân quen, bà con xóm làng.

Người Việt mời nhau chén trà rồi bình tâm ngồi trà đàm, nhâm nhi suy ngẫm bàn luận về thế sự hay đơn giản là giải lao, cùng nhau nói chuyện vui cùng chén trà sau những giờ làm việc mệt nhọc.
Các loại trà phổ biến của người Việt
Có ba loại trà phổ biến và đặc trưng mà người Việt thường sử dụng gồm trà khô, trà xanh, trà hương.
Trà Khô: Là những búp trà tươi được thu hoạch được đem về hong cho khô, sau đó vò chè và đem đi sao cho khô cong lại.

Trà xanh: Là những lá và búp chè tươi được hái trên cây trà, đem rửa sạch rồi hãm trong nước ấm rồi thưởng thức. Trà xanh mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như thanh lọc cơ thể, thải độc tố hiệu quả; Điều hòa huyết áp, tốt cho hệ tim mạch; Ngăn ngừa căn bệnh ung thư quái ác; Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường chức năng của não bộ; Chống lão hóa, làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân…. Trà xanh thường được pha vào trong ấm tích, được ủ ấm với nhiệt độ thích hợp sẽ đem lại hương vị và tốt cho sức khỏe.

Trà hương: Đây là loại trà đặc trưng của Việt Nam bởi trà được ướp với nhiều loại hoa thơm, đặc trưng tại Việt Nam. Trà thường được ướp hoa trước và đóng gói sẵn để dễ dùng. Các loại trà hương đặc sắc nhất phải kể đến trà sen, trà nhài (lài), trà hoa sứ.

Phong cách pha, thưởng thức trà Việt Nam
Khi nói về cách pha trà ngon, người xưa có câu: “Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh”. Hãy cùng tìm hiểu câu nói này nhé.
- Nhất thủy: Chính là phần nước để pha trà, nước thường là nước mưa hứng ở giữa trời, nước lấy từ các con suối thiên nhiên hoặc lấy từ nước giếng sâu. Nước sẽ được đun bằng than đến khi sôi sủi tăm để không làm mất đi mùi vị của trà.

Ngày xưa, không cứ các bậc tao nhân, mặc khách mà ngay cả các lão nông nơi vườn ruộng, cũng đã từng uống trà sen theo cái cách nguyên sơ nhất. Sáng sớm đi thuyền ra giữa hồ, chọn một bông sen hàm tiếu, thả một nhúm trà vào giữa lớp cánh và nhụy sen, lấy sợi rơm vàng buộc lại đánh dấu. Rồi bơi thuyền đi hứng những giọt nước sương đọng trên lá sen, độ đầy ấm nhỏ thì đem về. Chờ chừng nửa buổi hay qua một đêm, hái bông sen đó, gỡ lấy trà đem pha với nước sương hứng trên lá sen đun sôi. Như thế, nhấp xong ngụm trà, người có thể thành tiên được!
- Nhì trà: Là loại trà được chọn để uống, người uống trà thường chọn trà đủ 5 tiêu chí (gọi là ngũ quý): sắc, thanh, khí, vị, thần. Trong đó, “thần” để chỉ sự lôi cuốn của trà đối với người thưởng thức – là yếu tố quan trọng nhất. Những loại trà Việt hoàn toàn đầy đủ những tiêu chí trên.
- Tam bôi: Là chén uống trà, các loại chén hạt mít, chén mắt trâu hay được dùng để uống và thưởng trà. Trước khi rót trà cần phải tráng qua nước sôi để làm nóng và tẩy vệ sinh.
- Tứ bình: Là ấm pha trà. Có nhiều kiểu bình khác nhau tùy theo các thưởng trà độc ẩm, song ẩm hay quẩn ẩm. Trước khi pha trà cần phải rửa trà bằng một ít nước sôi, sau đó đổ đi rồi mới hãm trà để cho trà nở đều và mang đậm hương vị nhất.

Từ xưa người Hà Thành đã dùng những bộ ấm chén Bát Tràng để pha những ấm trà sen Hồ Tây. Đây là một sự kết hợp hài hòa đầy tinh tế tạo nên hương, vị, sắc,… đầy tinh tế trong nghệ thuật trà đạo của người Hà Thành.
- Ngũ quần anh: Tức là bạn trà, các cụ ngày xưa thường ngồi uống trà vào hàng chiếu trên của các bậc thi sĩ, để đàm đạo và thưởng thức trà cùng nhau.

Nghệ thuật pha trà của người Việt
Để trà uống thơm ngon bạn cần phải biết cách pha trà đúng chuẩn theo nghệ thuật pha trà của người Việt ta
Bước 1: Làm nóng ấm chén
Trước tiên, để pha trà bạn cần phải làm nóng ấm, chén, bằng cách này giúp ấm, chén được vừa tráng sạch và khi pha trà hương vị trà sẽ giữ được lâu.

Bước 2: Đong trà
Đối với ấm trà 300ml bạn đong vào 8gr trà khô rồi rót từ từ và nhẹ nhàng nước nóng vào.

Bước 3: Đánh thức trà
Bạn rót hết nước vừa cho vào ở bước trên ra ngoài, thao tác này được gọi là đánh thức trà, giúp trà sạch hơn và loại bỏ bớt vị chát của trà

Bước 4: Hãm trà
Tiếp tục rót nhẹ nhàng nước nóng vào ấm trà, đậy nắp và để yên hãm trong 20 – 25 giây.
Bước 5: Rót trà
Bạn rót đều nước trà ra các chén rồi thưởng thức hương vị thơm ngon của trà.

Chú Ý: Đối với trà cánh nhỏ như trà Thái Nguyên, nhiệt độ nước pha trà không được là 100 độ C. Nhiệt độ dao động khoảng 75 – 90 độ, vì đây là loại trà nhạy cảm với nhiệt độ cao. Nếu muốn thay đổi vị trà (đậm, nhạt) thì căn chỉnh lượng trà, không được chỉnh lượng nước và thời gian hãm trà. Lựa ấm sứ hoặc ấm thuỷ tinh có miệng rộng thì lòng ấm rộng để nhiệt thoát nhanh không làm “cháy” trà và dễ vệ sinh.
Nghệ thuật trà đạo, thưởng trà của người Việt
Để pha được một ấm trà ngon đòi hỏi sự tỉ mỉ và có kỹ năng trong từng thao tác, từ bước chọn búp trà tươi ngon nhất đến cách pha trà làm sao để có được những tách trà dậy mùi trà thơm, thanh mát và vị không bị quá chát nồng. Và thưởng trà chính là lúc chúng ta hưởng lấy những hương vị tin túy này. vậy thưởng trà sao cho đúng.
Cách dâng trà, thưởng trà
Dâng trà đúng cách là ngón giữa đỡ đáy chén, ngón trỏ và ngón cái đỡ miệng chén, hành động này được gọi là “Tam long giá ngọc” (ba con rồng đỡ viên ngọc). Người rót trà và người uống đều phải cung kính cúi đầu chào nhau.

Thưởng trà đúng cách phải cảm nhận từ cảm giác với sự ấm nóng của chén trà trong lòng bàn tay. Cảm nhận mùi thơm trà thơm ngát bằng cách nâng lên mũi cảm nhận, tiếp đó mới nhấp từng ngụm trà nhỏ. Từ từ nhâm nhi để cảm nhận được chút đắng, chút chát và vị ngọt thanh nơi cổ họng.
Thời điểm thưởng trà
Để thưởng thức được trọn vị ngon của trà bạn cần chọn thời gian bản thân muốn tĩnh tâm, lòng thanh thản, không có nhiều điều xô bồ vây quanh. Khi bạn thật sự dành thời gian để uống trà bạn sẽ cảm nhận được vị chát tại đầu lưỡi nhưng ngọt ở cuống họng, hơn cả đó là giúp bạn được bình tâm hơn.

Những hình thưc thưởng trà của người Việt
Trong nghệ thuật uống trà của người Việt có 3 cách thưởng trà: độc ẩm (một mình), đối ẩm (hai người), và quần ẩm (nhiều người) vừa thể hiện văn hóa thuần chất của mình đồng thời vừa có những tiêu chuẩn về chất lượng cũng như vị thế của việc thưởng trà.

Trong văn hóa người Việt, không khó bắt gặp hình ảnh các thành viên trong gia đình ngồi bên ấm trà trò chuyện cùng nhau về cuộc sống. Đây là một hình ảnh gần gũi, thân thương, bình dị, thể hiện nét văn hóa của người Việt.
Như vậy bạn đã tìm hiểu về trà và nghệ thuật trà đạo, uống trà, thưởng trà của người Việt. Bạn cảm thấy nét văn hóa này của người Việt như thế nào. Hãy Truy cập vào Gombattranghanoi.com để biết thêm về văn hóa Việt. Những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng như Ấm chén Bát Tràng và nhiều sản phẩm khác.
Bài viết liên quan
Phương Thức Vận Chuyển Của Thịnh Phát Ceramic-Gốm Bát Tràng Hà Nội
Phương thức vận chuyển của Thịnh Phát Ceramic-Gốm Bát Tràng Hà Nội gồm: Thịnh Phát [...]
Th5
Chính Sách Thanh Toán Tại Thịnh Phát Ceramic-Gốm Bát Tràng Hà Nội
Quý khách hàng có thể chọn 1 trong 3 hình thức thanh toán sau đây: [...]
Th5
Hướng Dẫn Đặt Hàng Online 5 Bước Đơn Giản Tại Thịnh Phát Ceramic-Gốm Bát Tràng Hà Nội
Thịnh Phát Ceramic xin hướng dẫn đặt hàng tại Gombattranghanoi.com để khách hàng dễ dàng [...]
Th5
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng đèn dầu Bát Tràng cho Tổng thống Mỹ
Chiếc đèn dầu Bát Tràng có tên là ‘đèn Hoa Kỳ’ độc bản làm từ [...]
Th10
Gốm sứ nội nhặt nhạnh mảnh vụn từ thị trường 5.600 tỷ
Tổng doanh số toàn thị trường gốm sứ gia dụng Việt Nam đạt bình quân [...]
Th10